Chuẩn bị Hợp_nhất_Tây_Tạng_vào_Trung_Quốc

Phân chia ba khu vực truyền thống của Tây Tạng, Kashag Tây Tạng khống chế U-Tsang.

Tháng 7 năm 1949, Lực lượng cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi trong chiến dịch Phù Mi, bắt đầu chuẩn bị tiến công khu vực Cam Túc và Thanh Hải. Nhằm ngăn ngừa lực lượng cộng sản có cớ chiếm đóng Tây Tạng, Kashag trục xuất văn phòng đại diện của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Lhasa, đoạn tuyệt quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc[36]. Nhằm dự phòng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xâm nhập, Tây Tạng tái triển khai kế hoạch hiện đại hóa quân sự[37][38], song lúc này đã muộn, Tây Tạng không có khả năng chỉ vài năm mà có thể gây dựng một quân đội hiện đại hóa quân đội.[39] Mặc dù Ấn Độ cung cấp quân bị số lượng nhỏ và huấn luyện quân sự[40], song hiệu quả đạt được không lớn. So với quân đội Tây Tạng, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có binh lực chiếm ưu thế tuyệt đối, tố chất huấn luyện, tài năng lãnh đạo, trang bị hay kinh nghiệm của họ đều cao hơn so với quân đội Tây Tạng.[41][42][43]

Tháng 8 năm 1949, Chiến dịch Lan Châu bùng phát, Ban Thiền Lạt Ma đang ở tại huyện Đô Lan, tỉnh Thanh Hải vào ngày 26 tháng 8 phái người đến Tây Ninh thám thính tin tức. Ngày 10 tháng 9, hai lạt ma được phái đi Tây Ninh trở về, báo cáo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, tôn trọng phong tục tập quán dân tộc thiểu số, bảo hộ thánh đường Hồi giáo và chùa miếu, đồng thời mang về "Bố cáo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc" cùng một số văn kiện. Ngày 11 tháng 9, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 tuyên bố "hiện tại đại diện cho tổ quốc chính là Đảng Cộng sản, chúng ta cần phải dựa vào Đảng Cộng sản". Ngày 12 tháng 9, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 phái người đến Tây Ninh biểu thị hoan nghênh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến quân đến Tây Tạng, đồng thời biểu đạt nguyện vọng trở về Tây Tạng. Sau đó, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 đem thuộc hạ về Tây Ninh, được phó chủ tịch tỉnh Thanh Hải Liệu Hán Sinh của chế độ mới hoan nghênh. Đây cũng là lần đầu tiên Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 gặp mặt quan viên cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[35] Tháng 9 năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc cử hành hội nghị lần thứ nhất về thống nhất hòa bình Tây Tạng, Đài Loan, đảo Hải NamBành Hồ[44][45].

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Đến tháng 11 năm 1949, Kashag Tây Tạng gửi thư cho Hoa Kỳ, Anh Quốc và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, biểu thị họ nhất quyết bảo vệ tình trạng độc lập, sẽ không bảo lưu kháng cự nếu như nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có bất kỳ hành động xâm phạm nào[46]. Đài phát thanh của Bắc Kinh liền tuyên bố Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nhất định phải giải phóng lãnh thổ Trung Quốc bao gồm Tây Tạng, Nội Mông, Hải Nam, Đài Loan.[47][48] Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Động ra mệnh lệnh cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại bờ đông sông Kim Sa tiến hành chuẩn bị, tiến công miền tây Kham do Kashag Tây Tạng khống chế thực tế vào bất kỳ lúc nào.[45]

Tháng 1 năm 1950, Chính phủ Kashag Tây Tạng chuẩn bị phái đoàn sang Anh Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nepal tìm kiếm ủng hộ của các nước về "Tây Tạng độc lập", Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 vào ngày 31 cùng tháng gọi cho Mao Trạch Đông, Chu Đức, khiển trách hành vi của Kashag "thực là phá hoại toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, trái với ý chí của nhân dân Tây Tạng", đồng thời yêu cầu lập tức giải phóng Tây Tạng[35].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hợp_nhất_Tây_Tạng_vào_Trung_Quốc http://www.china.com.cn/zhuanti2005/txt/2001-07/19... http://cpc.people.com.cn/BIG5/64162/64172/85037/85... http://cpc.people.com.cn/GB/64107/65708/65722/4444... http://cpc.people.com.cn/GB/69112/78233/78687/7897... http://cpc.people.com.cn/GB/85037/85038/7492047.ht... http://cppcc.people.com.cn/GB/34961/221998/222001/... http://politics.people.com.cn/GB/1026/7072881.html http://www.people.com.cn/GB/historic/0523/1687.htm... http://book.sina.com.cn/longbook/1098245693_chamag... http://zt.tibet.cn/t/xzjbqk/2003120031229133551.ht...